Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

Tản mạn về Zaru

Tản mạn về Zaru và 1 doanh nghiệp ước mơ

Lâu không được ngồi mơ mộng với anh em dự án, tôi xin chắp bút mơ mộng tự kỷ riêng cũng để nhắc nhở mình không được quên là có một nơi đang “cần” mình. Bài viết có hơi lan man và gồm phần 1 là phần mơ mộng và phần 2 là phần bài học.

Trách nhiệm của 1 doanh nghiệp và con đường phía trước.

Đôi khi tôi vẫn băn khoăn tự hỏi, liệu giờ có phải là quá sớm để lo nghĩ về những vấn đề mang nặng tính triết lý này ngay cả khi ý tưởng cụ thể của dự án vẫn còn đang trong giai đoạn thai nghén và thử nghiệm? Nhưng suy cho cùng thì cũng như những bạn còn lại trong team phát triển dự án, tôi cũng có cái ý muốn theo đuổi dự án đến cùng và sẽ làm hết mình để phát triển nó. Vậy tương lai dự án là gì? Nó sẽ trở thành 1 doanh nghiệp kinh doanh độc lập, muốn dự án đạt được những gì chúng tôi mong muốn thì việc thành lập doanh nghiệp là điều chắc chắn. Vậy việc tiếp theo sẽ là identify xem giá trị cốt lõi của doanh nghiệp mình là như thế nào. Giống như “mission statement”, cái giá trị cốt lõi này sẽ quyết định xuyên suốt trong tương lai doanh nghiệp phát triển ra sao và tôn trí hàng đầu như thế nào. Tuy nhiên điều tôi muốn tản mạn chút ở đây nó hơi “phù phiếm” hơn thế chút

Trong cái xã hội nháo nhen và đầy lăn tăn vì cuộc sống cơm áo gạo tiền này, cái trách nhiệm đóng góp cho xã hội đã bị lu mờ hết mức có thể. Ai cũng khổ thì còn hơi sức đâu mà lo cho người khác nữa. Đó là về cá nhân, còn về doanh nghiệp thì các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ là khổ nhất (theo bà Phạm Chi Lan), vì phải khốn đốn chạy theo các quy định và chi phối độc quyền của các ông doanh nghiệp nhà nước trong khi phải đóng thuế nhiều nhất. Ấy thế là người người trốn thuế, nhà nhà đi mua hóa đơn rồi khai khống và đủ thứ blah blah để có thể trốn tránh nghĩa vụ xã hội. Mà ở Việt Nam còn một bất cập nữa là việc nộp thuế bao nhiêu là “bị ăn cắp” gần như bấy nhiêu. Còn đâu cái lý tưởng của việc đóng góp để nâng cao chất lượng cuộc sống và cơ sở hạ tầng cho cả đất nước nữa. Bao nhiêu năm nay Việt Nam vẫn sống bằng nợ nước ngoài mà chất lượng cuộc sống thì nguyễn y vân. Cái hào nhoáng ở các đô thị thực chất chỉ là bức tranh của văn hóa tiêu dùng chứ nhiều người không để ý đến cái vấn đề bên trong. Tóm lại, ở Việt Nam bây giờ, trốn thuế là điều hiển nhiên và cần thiết

Tuy nhiên, cá nhân tôi lại có một suy nghĩ tương đối khác. Khi đọc tác phẩm “Khuyến học” của Fukuzawa Yukichi, tôi đã thật sự bất ngờ trước tư tưởng của tác giả về việc xây dựng một đất nước giàu mạnh và vô cùng xúc động khi thấy thành quả của ông bây giờ. Cách tiếp cận của ông là đi vào tận gốc vấn đề: ông khuyến khích từng người dân Nhật học hành và tu dưỡng cả chí khí lẫn đạo đức và tinh thần. Ở Việt Nam hiện chưa có một tác phẩm hay một nhân vật nào đủ tầm cỡ để có thể thay đổi đất nước như Fukuzawa Yukichi đã làm nhưng tôi nghĩ vận mệnh dân tộc đang ở trong tay chúng ta, ko thể buông cho nó trôi đi như thế được. Giới trẻ như tôi sẽ làm gì với trách nhiệm ấy? Chắc là tôi mơ mộng quá rồi! =)

Đặt mình vào hoàn cảnh sẽ thành lập một doanh nghiệp trong tương lai, đội ngũ phát triển Zaru sẽ phải đối mặt với cái dilemma ấy. Zaru sẽ tiếp bước các đàn anh, lạng lách để chống cướp giật hay sẽ thể hiện một tinh thần trách nhiệm mà chắc nhiều người sẽ cho là ngu và mơ mộng hão huyền đây? Tôi là tôi băn khoăn lắm! =)

Hello Mr.Investor!

Việc đầu tiên là “tiền đâu”. Một dự án non trẻ như Zaru mặc dù đc sự ủng hộ của nhiều người nhưng vẫn thiếu cái quan trọng nhất là tiền. Nhà đầu tư chỉ sẵn sang mở ví, rút tiền và đặt vào ví của bạn khi bạn thể hiện được điều họ quan tâm và hầu hết trong mọi trường hợp là doanh thu. Trước đây, mỗi khi gặp phải bài toán này thì tôi và đồng chí Cảnh – giám đốc dự án lại thường hay đi vào ngõ cụt và gặp vấn đề với việc tính toán và giả định để break even sau bao nhiêu năm. Nhưng bây giờ nhìn lại thì có vẻ như chúng tôi chưa nhìn hết vấn đề, hoặc có thể là chưa đủ xa. Trong trường hợp của Zaru, theo tôi, doanh thu không phải là tham số nữa. Cũng như những sản phẩm ICT khác, Zaru nên tập trung vào các con số mà người ta hay thống kê khi nói đển các mạng xã hội hay truyền thông – đó là “người sử dụng” hay “lượt truy cập” trong thị trường cá nhân và số lượng hợp đồng hoặc đối tác trong thị trường doanh nghiệp. Sự khác biệt ở đây chính là ở chỗ, việc ước lượng như thế mang ít sai lệch hơn vì nó bỏ qua đc vấn đề “who is willing to pay” vốn rất là sensitive ở Việt Nam. Và cũng có thể cam đoan một điều là nhà đầu tư nhiền thấy ở đó một thứ gì đó tiềm năng hơn rất nhiều so với con số 1 vài tỉ/năm hay là sau 2 năm rưỡi sẽ break even.

Ngoài việc đó ra, Zaru còn một hạn chế là luôn nghĩ mình là tiên phong trong ý tưởng kinh doanh đó. Điều này thoạt nghe tưởng tốt nhưng hóa ra lại là một nhược điểm vì với một người có kinh nghiệm, người ta thừa hiểu về sự tương đối đó vì lĩnh vực của Zaru không phải là mới mẻ và nó có thể không hoàn toàn đúng. Nếu có doanh nghiệp khác đã hoặc đang làm tốt hơn thì Zaru đã tự đào hố chôn mình. Vậy, như Guy Kawasaki nói trong “The art of the start” thì tốt nhất là make up a competitor (nếu không có) và hãy là “người thứ hai nhanh nhạy”.

Cũng trong cuốn sách này, tôi đã đọc được một ví dụ khá giống với chúng tôi trong thời kỳ tính toán kinh phí và thị trường cho Zaru, cụ thể là như sau:

Giả sử bạn đang thực hiện đưa mạng internet vào Trung Quốc. Đây là ví dụ về dự toán từ trên xuống:

- Thị trường Trung Quốc có 1.3 tỉ dân.

- 1% trong đó có nhu cầu sử dụng internet.

- Doanh nghiệp có thể tiếp cận với 10% con số 1% đó.

- Mỗi người sử dụng 1 năm sẽ mang lại con số $240

- 1.3 tỉ x 1% x 10% x $240/năm = $312 triệu/năm. Và có thể doanh nghiệp sẽ thành công hơn vì con số còn hơi dè dặt.

Ví dụ trên rất giống với hồi chúng tôi làm dự toán tài chính để đi thi RMIT Business plan competition.

Tuy nhiên thì, với số vốn rất ít trên tay, thực sự Zaru nên dự toán từ dưới lên như sau:

- Mỗi nhân viên bán hàng thực hiện 10 cuộc gọi/ngày đến khách hàng tiềm năng.

- 240 ngày làm việc/ năm

- 5% cuộc gọi đem lại kết quả trong 6 tháng.

- Mỗi cuộc gọi đem lại $240.

- Doanh nghiệp có thể có 5 nhân viên bán hàng.

- 10 cuộc gọi/ngày x 240 ngày/năm x 5% x $240 x 5 nhân viên = $144.000 cho năm đầu tiên.

Có thể tính toán lại chi tiết, nhưng rõ ràng là cách dự toán từ dưới lên cho một kết quả chính xác hơn nhiều. Đây có lẽ là điều mà những cố vấn và người có kinh nghiệm đi trước muốn truyền đạt và mong đợi ở chúng tôi mà chúng tôi chưa nhận ra được. Zaru sẽ còn phải cố gắng học tập dài dài.

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

Nguyên tắc vàng cho chiếc lược

Bất cập trong cạnh tranh mà các nhà đầu tư, nhà điều hành và các chủ doanh nghiệp hay gặp nhất chính là: luôn cố gắng làm tốt hơn những gì mà đối thủ cạnh tranh mạnh nhất đã làm theo cách tốt nhất.

Kết quả thường gặp lại là một đống hỗn độn các chiến lược không chặt chẽ - không những không tạo ra những khác biệt đột phá mà còn khiến các công ty trở nên tương tự một cách nhàm chán.

Tất cả các công ty đang phải đương đầu với tình trạng cạnh tranh khốc liệt - và nguyên tắc vàng cho chiến lược sau đây sẽ giúp họ: "Hãy làm tốt nhất những gì mà đối thủ cạnh tranh của bạn làm tệ nhất".

Chúng ta hãy thử xem vài ví dụ. Gần đây, phần lề của chiếc máy tính Apple loại Macbook của tôi bị nứt nghiêm trọng. Và tất nhiên là tôi mang nó đi sửa. Có vẻ đây chỉ là một sửa chữa nhỏ ngớ ngẩn với gã máy tính đầy đủ các tính năng khổng lồ này. Đầu tiên, tôi đăng ký lịch sửa trên trang web hỗ trợ kỹ thuật Genius Bar, và chờ đợi vô vọng trong vòng gần một tuần. Sau đó, tôi được gặp một nhân viên thiên tài của hãng máy tính Apple (có lẽ chỉ kém CEO Steve Jobs của hãng này một xíu).

Gần như gào lên, nhà thẩm vấn viên tra hỏi tôi đủ chuyện: Ông đã từng làm rơi máy tính chưa? Tại sao ở đây lại có vết xước này? Có phải ông đã từng cố kéo vật dụng bằng len qua mắt nhìn đa diện Cyclopean (một ứng dụng nổi tiếng của Apple) không? Sau nửa tiếng tra hỏi, anh này với vẻ (rất) miễn cưỡng thừa nhận rằng: chỉ lần duy nhất này thôi, do sự tử tế và lương tâm, hãng máy tính Apple sẽ sửa lại máy tính cho tôi - dù chắc chắn rằng nó đã bị đập chút đỉnh. Thật hào hiệp làm sao!

Phải nói thật, dịch vụ bảo hành của Apple bốc thứ mùi như của một con chồn hôi bị nhốt trong nhà vệ sinh. Đây chính là thời điểm các đối thủ cạnh tranh của Apple nên cân nhắc: "Hãy làm tốt nhất những gì mà đối thủ cạnh tranh của bạn làm tệ nhất". Nhưng các nhà sản xuất như - Sony, Dell, Samsung - lại không hiểu nguyên tắc vàng này. Họ thi nhau sản xuất ra các sản phẩm có hình dáng và cách sử dụng tương tự sản phẩm của Apple, cố gắng đánh bại Apple tại chính đấu trường của họ - đơn giản, dễ sử dụng, thiết kế bắt mắt - thay vì thay đổi luật lệ cuộc chơi. Các dịch vụ của hãng máy tính Dell thậm chí còn tệ hơn Apple.

Bất cập trong cạnh tranh mà các nhà đầu tư, nhà điều hành và các chủ doanh nghiệp hay gặp nhất chính là: luôn cố gắng làm tốt hơn những gì mà đối thủ cạnh tranh mạnh nhất đã làm theo cách tốt nhất.

Kết quả là gì? Có thể dễ dàng thấy được: sản phẩm xấu hơn + dịch vụ tồi hơn = Apple chiến thắng. Các công ty khác nên áp dụng nguyên tắc vàng cho chiến lược và cạnh tranh với gã khổng lồ Apple trên phương diện các dịch vụ tồi, kém và dễ bị đánh bại.

Trong sự khác biệt có mầm mống của sự đột phá. Nhưng trong sự tương đồng chỉ có sự lỗi thời và mục ruỗng. Như những gì mà nhà chiến lược gia Michael Porter và Gary Hamel từng bàn luận, chiến lược tồn tại là để khám phá ra những khác biệt có ý nghĩa khiến doanh nghiệp trở nên khó bắt chước, độc đáo và duy nhất. Những điểm đáng chú ý trong một chiến lược chính là làm cách nào chiến lược này giúp xây dựng nên một doanh nghiệp khác biệt.

Để có một chiến lược như vậy, bạn hãy áp dụng nguyên tắc vàng. Nguyên tắc vàng đã được áp dụng trong ngành công nghiệp ôtô thế nào? Ford, Chrysler, và GM đã trải qua hàng thập kỷ cố gắng sản xuất ra những chiếc SUV to nhất và tốn nhiều nhiên liệu nhất - nhưng không hãng nào có ý tưởng áp dụng các đặc tính thực sự thu hút người tiêu dùng như: sản xuất một chiến ôtô nhỏ hơn, rẻ hơn và tiêu tốn ít nhiên liệu hơn.

Còn trong ngành sản xuất thực phẩm thì sao? Big Food đã dành nửa thế kỷ làm đồ ăn rẻ hơn, với các hương vị, màu sắc và thành phần nhân tạo - nhưng không hãng nào cố gắng theo hướng: làm cho đồ ăn trở nên bổ dưỡng hơn.

Vậy còn trong thế giới truyền thông? Các phương tiện truyền thông hiện tại đã cố gắng hàng thập kỷ để nhồi nhét các nội dung vào các khu vườn có tường - nhưng không phương tiện nào cố mở cửa khu vườn này, và khiến người sử dụng cảm thấy tự do.

Bước vào một loạt các cuộc cách mạng mới, bạn hãy sử dụng nguyên tắc vàng như một siêu vũ khí. Nhiều doanh nghiệp làm tốt những gì mà các doanh nghiệp khác không thể - tạo ra các loại ôtô nhỏ hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn? Hãng ôtô Tata, với chiếc Nano nổi tiếng. Cung cấp các sản phẩm tốt cho sức khỏe hơn? Hãng thực phẩm Whole Foods. Phá bỏ hàng rào và mở cửa nội dung các phương tiện truyền thông? Phương tiện tìm kiếm Google.

Quy tắc vàng thật sự hữu ích bởi quy tắc này hoạt động như một kính hiển vi điện tử kinh tế. Quy tắc này giúp chúng ta tránh các thuật ngữ không ý nghĩa, các thuyết trình hàng tỉ trang, các cuộc họp bất tận, các tư vấn viên lý thuyết, và những giao dịch ngân hàng mờ ám - và thẳng tiến tới tâm điểm của cuộc cạnh tranh.

Sử dụng quy tắc này sẽ giúp doanh nghiệp nhận ra những điều còn thiếu trong một ngành, một thị trường và một lĩnh vực. Kết quả là bạn sẽ có một chiến lược thực sự hiệu quả, chính xác và cân bằng.

Sử dụng quy tắc này sẽ giúp tên tuổi doanh nghiệp bạn vượt lên các doanh nghiệp lười biếng có chút tiếng tăm hiện tại. Hãy thử suy ngẫm về hiện tượng sau: chính bản thân nước Mỹ. Quy tắc trên sẽ được áp dụng ra sao? Nước Mỹ nên làm tốt những gì mà Trung Quốc không thể: sản xuất ra những hàng hóa tuyệt vời có ý nghĩa với mọi người, những hàng hóa của tình yêu, sự công bằng, trong sạch và niềm đam mê. Đó chính là mầm sống của sự đổi mới. Nhưng đây vẫn chưa phải là điều cuối cùng.

Với các quốc gia, công ty, và con người, một chiến lược không thách thức sẽ hoạt động như chiếc xe đạp với những chiếc bánh xe vuông. Bạn sẽ đến được nơi cần đến - nhưng theo cách chậm nhất và con đường khó khăn nhất.

Bạn đã cảm nhận được quy tắc này chưa? Bạn có đang tấn công đối thủ - hay chỉ đối đầu đơn thuần? Bạn có sử dụng nguyên tắc vàng cho chiến lược không? Hay sẽ bị đánh bại bởi chính nguyên tắc này?

- Bài viết của Umair Haque trên Harvard Business Publishing -

Hương Cao dịch

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2010

Vẽ vời

6 tháng vật lộn với dự án, đương nhiên chúng tôi rút ra được vài bài học kinh nghiệm nhất định. Nói lại với người khác theo kiểu tự trào thật đơn giản, nhưng để viết ra, trật tự và ngăn nắp thì quả thật là khó. Bao giờ chẳng thế, bạn nhặt từng thứ lên và mô tả nó thì rõ là đơn giản hơn việc xâu chuỗi được nó với nhau, thuyết phục rằng điều tao nói là đúng. Cơ bản thì viết ra thành giấy trắng mực đen thật là khó.
Nhưng khó, không có nghĩa là không làm được, những gì trải qua mà không được ghi lại mà chỉ ba hoa chích chòe thì có gì đó giống nhai kẹo cao su, nhai đi nhai lại mãi hết với người này với người kia, nhưng tất cả kẹo cao su thì có chung một kết cục là được vứt vào sọt rác…
6 tháng chẳng là ít, cũng chẳng là nhiều, là một chẳng đường, là chi phí cơ hội mà chúng tôi đã chấp nhận khi cứ nhìn các thể loại lời mời A, lời mời B, C… đến rồi đi một cách phũ phàng. Tât nhiên rồi, không anh thì chợ vẫn cứ phải đông vui chứ. Thiếu anh Cảnh thì có anh Hảnh chẳng hẳn. Làm việc cũng okie. Đời cũng bạc thật.
Mấy hôm nay quẩn quanh mà sắp xếp mãi không viết được một bài về “Kinh nghiệm Vision cho công ty” của chúng tôi. Viết lại đây là lần thứ 3, chẳng ưng ý được với những gì đã viết. Cái thì lộn xộn, cái thì nhảm nhí, cái thì có gì đó trịnh thượng. Mà mình thì không thích thế. Thôi thì chia sẻ với những ý đang được bắn ra trong đầu vậy.
Hôm qua đến nhà chị Hải, a Duk khen, ôi chị 3 cái tranh nhà chị đẹp nhỉ. Hơ hơ, chẳng hiểu có phải vì thế không mà mình cứ liên tưởng đến tranh với ảnh.
Đại loại mình thấy Tranh vẽ ra suy cho cùng cũng chỉ để bán. Nó có thể để thỏa mãn cái tôi của tác giả, nhưng quanh đi quẩn lại cái tôi đó mà cứ hay là sẽ được bán. Sự thật nó phũ phàng thế đấy. Anh là nghệ thuật vị nghệ thuật hả. Cũng là hàng hóa hết. Tức là mua – bán | Hàng – tiền. Hết.
Tự dưng liên tưởng với cái Vision của dự án Zaru.vn của chúng tôi. Chúng tôi có sai gì không?!
Ngẫm lại có mấy vấn đề như sau.
Khi Cảnh nhìn thấy vấn đề thị trường, nó Ahhhh lên một tiếng rõ to và dài, trăn trở với cái vấn đề đó (issue) nó nghĩ là hoàn toàn có thể có giải pháp để xử lý vấn đề đó. Hay ít nhất đưa ra cho người sử dụng (một) công cụ để hạn chế hay thực sự khắc phục được vấn đề của thị trường.
Sau tiếng Ah đó là sự thích thú, sự “viên mãn” với phát hiện của mình, Cảnh đi khoe với những người mà hắn tin tưởng. Tất nhiên, rõ là hắn cũng đã nghĩ ngợi chán các vấn đề liên quan rồi, okie, thằng bạn ruột phán 1 câu chắc nịch! Anh em mình làm được! LÀM. Okie, thế là làm.
Vấn đề trên và bức tranh có liên quan gì đến nhau?!
Trước tiên tranh bắt đầu từ đâu, từ ý tưởng chung về 1 cái gì đó, rồi bố cục, rồi phác bố cục rồi tiếp là vẽ vời, rồi tô màu. Tôi tạm “phác” ra quy trình là như thế. Nhưng tất cả phải từ ý tưởng CHUNG.
Cái chúng tôi đã làm là gì. Chúng tôi Àh lên sung sướng khi nhìn thấy 1 mảnh ghép của vấn đề (nếu coi đây là dạng tranh ghép). Chúng tôi Àh lên sung sướng khi nhìn thấy cái cây (trong cả rừng cây) đẹp ơi là đẹp, và cứ tập trung vẽ nó (nếu coi đây là vẽ tranh phong cảnh). Chúng tôi Àh lên sung sướng khi đi đường thấy Ối, màu kia đẹp quá, lạ quá, anh em mình “vẽ lại” màu đó Minh nhỉ? Nhưng tất cả những “hoạt động” trên thì chẳng ai gọi đó là sáng tác nghệ thuật, mà cụ thể là đưa ra một sản phẩm văn minh.
Chúng tôi thông minh, thông minh là nhìn nhận được vấn đề, và đó sự khác biệt so với số đông. Nhưng cái chính, bức tranh bán được thì người ta không bán 1 mảnh ghép, 1 cái gì đó cụ thể được vẽ trong tranh, hay tranh 1 màu.
Chúng tôi đi ngược (dù có TỰ cho là mình thông minh). Nhìn từ cái bé. Và đại loại, bạn sẽ thấy cái kiểu hoàn thành xong mảnh ghép, bắt chước được màu rồi, vẽ được cái cây đẹp rồi. Chúng tôi nhìn quanh. Ơ hay, nhưng mà mỗi thế này thì sẽ có tác dụng gì? Vậy là hoang mang.
Quay lại chuyện tổng thể bức tranh, về Vision. Tìm kiếm trên mạng, thấy 1 cái như thế này:
A vision statement is sometimes called a picture of your company in the future but it’s so much more than that. Your vision statement is your inspiration, the framework for all your strategic planning.”[i]
Dịch nôm na ra là tuyên bố về Vision của chúng mày có thể gọi là bức tranh về công ty của mày trong tương lai, nhưng nó còn hơn cả thế. Tuyên bố ề Vision là cảm hứng của chúng mày, là khung (framework) để toàn bộ cái kế hoạch thực hiện chiến lược của công ty.
                              Tranh
Vision
Chúng tôi đã xử lý chính xác được cái mình mong muốn, nhưng mải mê theo cái ý tưởng đó, chúng tôi đã không ý thức được rằng, cái mình làm chỉ là MỘT vấn đề trong vô vàn cái cần được xử lý và nâng cấp.
Quá tự hào, quá mải mê rằng giải pháp của mình đưa ra (cho 1 vấn đề đó) là tốt, It will work and we will make money. Đời đẹp, quá đẹp!!!
Đại loại, chúng tôi trong lúc sung sướng vì phát hiện mới, đã nghĩ rằng chúng tôi là những họa sỹ, sẽ vẽ tranh, và sẽ bán tranh cho nhà đầu tư, cho khách hàng, blah blah. Khi thăng hoa, chúng ta thật “sáng tạo”.
Hiện thực,
Chúng tôi làm xong và khá ổn những gì đặt ra. Chúng tôi tự hào về điều đó. Nhưng như đã nói, họa sỹ vẽ tranh thì không chỉ có sướng vì cái màu mà ông ý chọn được. Đó có thể là lý do cốt lõi, nhưng khách hàng chẳng ai lại mua một cái tranh với mỗi 1 màu dù nó có “Đẹp ơi là đẹp”.  Cũng tương tự như vậy, nhà đầu tư họ sẽ mua tranh nếu ít ra họ thấy ý tưởng cho tổng thể của chúng tôi là tốt, hay nhìn thấy bố cục là tương đối rõ ràng rồi. Nhà đầu tư có sự mạo hiểm, oki, mày mới có thể hả. Tao sẽ tài trợ cho mày $$$ để vẽ (ghép) tiếp, nhưng tao sẽ chẳng bao giờ đưa $$$ cho mày để mày đi làm 1 mảnh ghép, mày đi vẽ 1 cái cây trong rừng hay… đi tìm cho 1 cái màu đẹp…
Thế đấy, được 1 thứ, chúng tôi phải hình dung tiếp, ơ thế mình làm tiếp cái gì đây. Và nó gọi là đi bằng tay chứ không phải là chân.
Đó, đó cũng chính là lý do, tại sao chúng tôi đi đâu cũng được khen ý tưởng hay, nhưng hay rồi sao. Làm tiếp là cái gì hử em?! Mmm, em bắt đầu bánh vẽ tiếp (1 cái bánh vẽ to đang được thể hiện trong cái dự án chúng tôi nộp đi thi BPC của RMIT).
Nhưng vừa ở trên tự nhận là thông minh, nhưng sao lại vướng vào thế. Haizzz, muôn đời, là kinh nghiệm là sự sướng của tuổi trẻ đẩy chúng tôi như thế. Đến giờ, dù mắc sai lầm, chúng tôi vẫn rất tin tưởng vào bản thân. Okie, chúng ta đi ngược, nhưng không có nghĩa mọi thứ là dấu chấm hết. Hãy coi đó là dấm “…”.
Chúng ta sẽ tự giúp mình điền tiếp, người khác sẽ tư vấn để chúng ta quyết định điền tiếp.
(Còn tiếp)

Thứ Tư, 25 tháng 8, 2010

Kết quả Round 2 - BPC RMIT

TRƯỢT!

Rất ngắn gọn như vậy.

nghĩa chúng tôi đã không đi tiếp với cuộc khi Kế hoạch kinh doanh do trường RMIT của anh Quân tổ chức

Biết tin thứ 2 ngày 23/9 vừa rồi. Cũng buồn, 2 thằng đi trên đường từ Luang Prabang về (Minh, Cảnh) buồn so. Chẳng nói với nhau được mấy câu từ lúc biết kết quả, ai chẳng vậy, kỳ vọng không được như mình mong muốn hẳn sẽ buồn. Đần độn nhìn nhau trên xe, thấy tiếc xót công sức mình vứt vào chưa đủ 1 tầm nào đó để đi tiếp.
Rồi, hôm qua, ngồi down được cái Comment của Judge về thật sự thấy cũng không thỏa mãn cho lắm. 2 bác comment khá tích cực, khen nhiều chỗ, phần chấm gần như toàn được 7/8 điểm. 2 bác tích cực đó thì 1 bác cho 74, 1 bác cho 77 điểm. Đọc cũng thấy niềm tin rằng okie, dự án mình viết tốt, nhưng chưa đủ tốt lọt vào. Mình đọc cái comment cuối cùng của bác Judge 2, haizzzz, nói thật cũng hơi sốc. Điểm chấm rẻ như bèo, comment phũ phàng, tạm gọi chẳng ghi nhận cái công sức hết của nhóm. Mình thấy đọc nhiều đoạn cũng okie, cũng vẻ sắc sảo, nhưng mấy điểm mình không ưng:
  • Thứ nhất giọng văn đó rất trịnh thượng, chúng mày thì chẳng hiểu cái hết, chẳng cái đúng cả. Sai toét hết cả.
  • Thứ hai những comment ràng khá ngược lại hẳn so với 2 bác kia chấm. Mình không hiểu bác ý dạng academic hay Real Business Man, nhưngtrên thì comment cái này cái kia phi thực tế, nhưngdưới cứ như kiểu tự mắng lại mình "sao cái này không theo chuẩn abcxyz". cái đó thì 2 bác kia lại khen phê good understanding mới đau lòng chứ.
cảm giác rằng, bác Judge 2 (J2) đó khi còn chưa hiểu hết cái dự án mình định làm . Nhưng cứ phán thế đã, đánh giá quả thật thấp dự án của mình 43/100 điểm. Nhẩm trong đầu chênh đến 40% so với 2 bác còn lại. Cũng thấy khó hiểu tại sao BTC cuộc thi lại để cái việc chênh lệch điểm như thế vẫn gửi cho thí sinh được. Mình nghĩ quan điểm thì ai chẳng quan điểm riêng, nhưng bản trong 1 cuộc thi, khi ra quyết định người trượt người đỗ cũng phải sự thống nhất chứ. Đấy, các bạn đừng chê VN nhiều quá nhé, nước ngoài cụ thể Úc nhiều cái cũng gây sự khó hiểu cho "nhân dân".

Thật ra, nếu cả 3 đồng chí đó phang cho 3 điểm toàn 40 - 50, okie, No comment about that. Nhưngđây mỗi ông dập 1 phách, y hệt cái chợ... Ôi buồn ơi sầu. cũng chính nhờ thế đâm ra anh em cũng hơi hoang mang thật. sao 2 bác cũng nhiều hơn 1 bác :)).
anh em cũng xác định rồi, thắng thua thì cũng phải chịu, thắng thì tốt, đi nhiều hiểu nhiều, mãn nhãn thoai. Chứ làm hay không làm thì cả team cũng đã xác định cả.

Ây da, vậy như gáo nước lạnh dội ít vào tinh thần anh em. Chẳng cái ngon xơi cả. Đúng như bác Hiệp GreenBiz đã nói, thi mấy cái này như đánh bạc ý em ah, được/mất chẳng biết đâu lần. Nói xong bác cũng hỏi mình em plan B chưa. Ôi, em đang tính đây anh ah.
Trước mắt chúng tôi sẽ phải xác định lại tinh thần của dự án, vạch ra bàn bạc với nhau 1 số hướng đi kinh doanh tiếp theo. Quả thật giờ điều chúng tôi cần nguồn lực, nguồn lực thì luôn khan hiếm. lẽ việc hợp tác với 1 số bên như trong đầu tôi hoạch định đang Kế hoạch B của chúng tôi.

Bước tiếp thôi anh em. Cuộc thi khởi nghiệp VCCI đanggần, sẽ phải tiếp tục chiến đấu, viết lách và tiếp tục tuyển người để đi tiếp cùng chúng ta thôi.

Cảnh.

P.s: Cơ bản thì mình người lạc quan.
 

Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010

Làm tướng nước lớn hay vua nước nhỏ?

(TBKTSG) - Sự nghiệp của một đời người gói gọn trong hai lựa chọn: làm thuê hoặc làm chủ. Mỗi lựa chọn đem đến cơ hội và thách thức riêng. Không có lựa chọn tốt hay xấu, mà chỉ là lựa chọn phù hợp với giá trị bản thân, niềm vui và lẽ sống của bạn.

Nuôi giấc mộng dài
Đối với những ai đã đạt những thành công nhất định tại các tập đoàn đa quốc gia, cơ hội làm chủ dường như là một lựa chọn hấp dẫn và hợp lý. Bởi họ đã được đào tạo bài bản tại những công ty tiên tiến trên thế giới. Với những kinh nghiệm, kiến thức có được, không gì có thể ngăn cản họ khởi đầu sự nghiệp mới cho riêng mình.


Mười năm trở lại đây, nhiều chuyên gia cao cấp, cấp quản lý tại các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam như PwC, KPMG, HSBC, Unilever, Shell, Prudential, PepsiCo… ồ ạt “ra riêng”, tạo thành làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ. Nhưng chỉ sau vài năm, số người bám trụ được ngày càng ít.

 Không ít người trong số đó từ bỏ giấc mộng khởi nghiệp, quay lại công việc làm thuê, một số khác thì hoạt động cầm chừng. Ngay cả những người từng một thời vang bóng khi làm cho tập đoàn đa quốc gia cũng đang nỗ lực tìm lối đi riêng.

Sau những hăm hở ban đầu, bạn chợt nhận ra rằng con đường khởi nghiệp đầy chông gai, chứ không chỉ toàn hoa hồng như bạn mộng tưởng. Nói gì thì nói, bạn đã quen với cuộc sống ở tập đoàn, đi đến đâu cũng được đối tác săn đón, khiến bạn đôi khi quên mất không biết người ta tốt vì bạn hay vì cái tên quá lớn của công ty bạn đang làm.

Bạn toàn làm cho khách hàng lớn. Bạn mạnh tay sáng tạo, vạch ra những kế hoạch tầm cỡ bằng ngân sách tiền tỉ của công ty. Bạn làm việc trong văn phòng sang trọng đặt tại tòa cao ốc cao cấp ngay khu trung tâm thành phố. Bạn ở khách sạn hạng sang trong những chuyến công tác nước ngoài. Bạn thấy mình ở một tầm cao mới khi được bao bọc bởi đội ngũ nhân sự hùng hậu, đầy rẫy nhân tài mà công ty đã bỏ ra một khoản lương bổng, trợ cấp hấp dẫn để chiêu mộ về.

Ngày bước ra khởi nghiệp, bạn bỏ lại tất cả những thứ đó đằng sau. Bạn từ bỏ cái mác “tập đoàn” và gắn vào cái mác “SME” (công ty vừa và nhỏ). Bạn vật lộn với số tiền ít ỏi có được. Bạn loay hoay tìm chỗ đứng trong thị trường đầy những công ty lớn mạnh hơn. Bạn cảm thấy cô đơn tột cùng khi phải một mình bươn chải.

Bạn sẽ nếm trải cảm giác bị tổn thương khi người ta né tránh hoặc nghi ngờ công ty của bạn. Nói cho cùng, khởi nghiệp có nghĩa là “mới”, mà hễ cái gì mới thì đều làm người ta bất an. Khi làm chuyên viên tư vấn cho một trong năm tập đoàn kiểm toán hàng đầu thế giới, bạn chỉ là một phần rất nhỏ trong guồng máy khổng lồ với hàng ngàn nhân viên trên khắp thế giới. Nhưng khi làm chủ doanh nghiệp, bạn là tất cả đối với công ty. Hai vị thế hoàn toàn khác nhau, và người ta có quyền nghi ngờ năng lực công ty bạn lập ra.

Bí kíp khởi nghiệp

 Thay vì ngồi than thân trách phận, nuối tiếc thời huy hoàng ngày xưa, đã đến lúc bạn rũ bỏ ánh hào quang cũ và xông pha tạo ra vầng hào quang cho riêng mình. Sau đây là 10 điều tích lũy từ những ngày tháng long đong khởi nghiệp của những nhà quản lý trẻ. Hy vọng những điều này có thể giúp con đường khởi nghiệp của bạn nhẹ nhàng, ít chông gai hơn.

1. Nhỏ không có nghĩa là yếu. Lớn không có nghĩa là mạnh. Nếu như đế chế tài chính hùng mạnh Lehman Brothers với bề dày lịch sử 158 năm còn bị sụp đổ thì không có lý do gì để bạn mặc cảm, tự ti với thân phận “doanh nghiệp nhỏ”. Thực tế cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cho thấy một điều: nơi lớn nhất không còn là nơi an toàn nhất!

2. Đừng buồn tủi khi người ta chỉ săn đón công ty lớn mà lơ là công ty nhỏ. Khởi nghiệp có nghĩa là “bắt đầu từ số 0”. Nếu bạn không quen chịu cực khổ, cũng không quen bị người khác xem thường, công việc khởi nghiệp có lẽ không dành cho bạn.

3. Đừng bám víu vào những thành công trong quá khứ. Kiếm tiền trong hoàn cảnh thuận lợi, được tập đoàn hậu thuẫn mọi thứ thì nhiều người làm được. Nhưng kiếm tiền trong hoàn cảnh khó khăn, chịu cảnh thiếu thốn trăm bề (thiếu tiền, thiếu người tài, thiếu thị trường…), thiên hạ dễ có mấy ai. Người làm được điều đó mới là nhà khởi nghiệp tài ba.

4. Đừng dằn vặt nếu chẳng may bạn phạm sai lầm hết lần này đến lần khác. Richard Brandson, doanh nhân huyền thoại người Anh, có câu nói nổi tiếng: “Lần đầu làm một điều gì đó, bạn sẽ phải đối diện với vô vàn thử thách, và không có gì đảm bảo thành công. Bạn sẽ chẳng bao giờ biết chuyện gì có thể xảy ra. Tất cả chỉ là thử nghiệm… Điều quan trọng là, khi không thể tìm ra thành công trong một cơ hội, bạn chỉ cần chuyển sang cơ hội khác”.

5. Đừng nản lòng khi khách hàng thờ ơ với sản phẩm của công ty. Sản phẩm đối với người này là rác, đối với người kia là vàng. Đối với người tiêu dùng Mỹ, xe Buick của hãng GM đại diện cho hình ảnh ù lì, cũ kỹ. Nhưng đối với người tiêu dùng Trung Quốc, Buick lại là biểu tượng của sự sang trọng. Không có gì lạ khi năm 2009 GM bán gần 500.000 chiếc Buick tại Trung Quốc, gấp 5 lần doanh số bán xe này tại Mỹ. Hãy tìm cho ra nhóm khách hàng xem trọng sản phẩm của công ty bạn!

6. Đừng bức xúc khi khách hàng chẳng ngó ngàng gì đến tâm tư, cảm xúc của bạn. Kinh doanh có nghĩa là “cho đi trước, nhận lại sau”. Khi hiểu đúng mong muốn, nguyện vọng của khách hàng và đáp ứng được điều đó, phần thưởng dành cho bạn chính là lợi nhuận.

7. Đừng để cảm xúc làm lu mờ lý trí. Người kinh doanh khôn ngoan không quyết định vì thích hay ghét, mà vì điều đó đúng hay sai.

8. Hãy can đảm nhưng đừng liều lĩnh. Tính toán rủi ro nặng nhẹ, và chỉ chọn những rủi ro bạn chấp nhận được.

9. Tin mình trước rồi hãy tin người. Bói toán có thể làm bạn an tâm trong chốc lát. Lời đường mật của đối tác có thể khiến bạn bay bổng. Nhưng chỉ khi tin vào chính mình, hiểu rõ mình mạnh, yếu ở điểm nào, bạn mới biết chính xác cơ hội nào nên nắm lấy, rủi ro nào nên tránh.

10. Tránh chỗ thừa mứa. Đánh vào chỗ thiếu thốn. Bán cái cần nhiều thì dễ bán. Bán cái cần ít thì khó bán. Bán cái chẳng ai cần thì chỉ bán trong tuyệt vọng.

Chúc bạn khởi nghiệp thành công!


_______________________



(*) Sandler Training Vietnam
-----

Bài này thực ra cũng không quá mới, không quá xuất sắc, nhưng cái chính, có lẽ nó đã đi đúng vào những gì mà nhóm đang gặp phải.
Cũng đủ tự tin mà nói rằng chúng tôi là những người khá trong một môi trường đại học tương đối tốt ở VN. Rõ ràng, khi ra trường, một hướng đi mà được cho là "phù hợp" là đi vào các công ty lớn, học tập tích lũy. Cơ bản là dần dần ổn định sự nghiệp. 100 người thì 99 người làm vậy. Nhưng đã trót "đâm vào" dự án, chúng tôi tạm thời gác lại, cất đi những ham muốn có 1 cái gì đó ổn định, cất đi cái cảm giác mình đang đâm đầu vào đá.


Rất tiếc là bài mở đầu thật lại không phải do thành viên dự án trực tiếp viết mà cóp nhặt về. Nhưng chọn nó là vì quả thật, có những ý, đúng là những gì chúng tôi hàng ngày phải đối mặt và vượt qua.


Cảnh.