Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

Tản mạn về Zaru

Tản mạn về Zaru và 1 doanh nghiệp ước mơ

Lâu không được ngồi mơ mộng với anh em dự án, tôi xin chắp bút mơ mộng tự kỷ riêng cũng để nhắc nhở mình không được quên là có một nơi đang “cần” mình. Bài viết có hơi lan man và gồm phần 1 là phần mơ mộng và phần 2 là phần bài học.

Trách nhiệm của 1 doanh nghiệp và con đường phía trước.

Đôi khi tôi vẫn băn khoăn tự hỏi, liệu giờ có phải là quá sớm để lo nghĩ về những vấn đề mang nặng tính triết lý này ngay cả khi ý tưởng cụ thể của dự án vẫn còn đang trong giai đoạn thai nghén và thử nghiệm? Nhưng suy cho cùng thì cũng như những bạn còn lại trong team phát triển dự án, tôi cũng có cái ý muốn theo đuổi dự án đến cùng và sẽ làm hết mình để phát triển nó. Vậy tương lai dự án là gì? Nó sẽ trở thành 1 doanh nghiệp kinh doanh độc lập, muốn dự án đạt được những gì chúng tôi mong muốn thì việc thành lập doanh nghiệp là điều chắc chắn. Vậy việc tiếp theo sẽ là identify xem giá trị cốt lõi của doanh nghiệp mình là như thế nào. Giống như “mission statement”, cái giá trị cốt lõi này sẽ quyết định xuyên suốt trong tương lai doanh nghiệp phát triển ra sao và tôn trí hàng đầu như thế nào. Tuy nhiên điều tôi muốn tản mạn chút ở đây nó hơi “phù phiếm” hơn thế chút

Trong cái xã hội nháo nhen và đầy lăn tăn vì cuộc sống cơm áo gạo tiền này, cái trách nhiệm đóng góp cho xã hội đã bị lu mờ hết mức có thể. Ai cũng khổ thì còn hơi sức đâu mà lo cho người khác nữa. Đó là về cá nhân, còn về doanh nghiệp thì các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ là khổ nhất (theo bà Phạm Chi Lan), vì phải khốn đốn chạy theo các quy định và chi phối độc quyền của các ông doanh nghiệp nhà nước trong khi phải đóng thuế nhiều nhất. Ấy thế là người người trốn thuế, nhà nhà đi mua hóa đơn rồi khai khống và đủ thứ blah blah để có thể trốn tránh nghĩa vụ xã hội. Mà ở Việt Nam còn một bất cập nữa là việc nộp thuế bao nhiêu là “bị ăn cắp” gần như bấy nhiêu. Còn đâu cái lý tưởng của việc đóng góp để nâng cao chất lượng cuộc sống và cơ sở hạ tầng cho cả đất nước nữa. Bao nhiêu năm nay Việt Nam vẫn sống bằng nợ nước ngoài mà chất lượng cuộc sống thì nguyễn y vân. Cái hào nhoáng ở các đô thị thực chất chỉ là bức tranh của văn hóa tiêu dùng chứ nhiều người không để ý đến cái vấn đề bên trong. Tóm lại, ở Việt Nam bây giờ, trốn thuế là điều hiển nhiên và cần thiết

Tuy nhiên, cá nhân tôi lại có một suy nghĩ tương đối khác. Khi đọc tác phẩm “Khuyến học” của Fukuzawa Yukichi, tôi đã thật sự bất ngờ trước tư tưởng của tác giả về việc xây dựng một đất nước giàu mạnh và vô cùng xúc động khi thấy thành quả của ông bây giờ. Cách tiếp cận của ông là đi vào tận gốc vấn đề: ông khuyến khích từng người dân Nhật học hành và tu dưỡng cả chí khí lẫn đạo đức và tinh thần. Ở Việt Nam hiện chưa có một tác phẩm hay một nhân vật nào đủ tầm cỡ để có thể thay đổi đất nước như Fukuzawa Yukichi đã làm nhưng tôi nghĩ vận mệnh dân tộc đang ở trong tay chúng ta, ko thể buông cho nó trôi đi như thế được. Giới trẻ như tôi sẽ làm gì với trách nhiệm ấy? Chắc là tôi mơ mộng quá rồi! =)

Đặt mình vào hoàn cảnh sẽ thành lập một doanh nghiệp trong tương lai, đội ngũ phát triển Zaru sẽ phải đối mặt với cái dilemma ấy. Zaru sẽ tiếp bước các đàn anh, lạng lách để chống cướp giật hay sẽ thể hiện một tinh thần trách nhiệm mà chắc nhiều người sẽ cho là ngu và mơ mộng hão huyền đây? Tôi là tôi băn khoăn lắm! =)

Hello Mr.Investor!

Việc đầu tiên là “tiền đâu”. Một dự án non trẻ như Zaru mặc dù đc sự ủng hộ của nhiều người nhưng vẫn thiếu cái quan trọng nhất là tiền. Nhà đầu tư chỉ sẵn sang mở ví, rút tiền và đặt vào ví của bạn khi bạn thể hiện được điều họ quan tâm và hầu hết trong mọi trường hợp là doanh thu. Trước đây, mỗi khi gặp phải bài toán này thì tôi và đồng chí Cảnh – giám đốc dự án lại thường hay đi vào ngõ cụt và gặp vấn đề với việc tính toán và giả định để break even sau bao nhiêu năm. Nhưng bây giờ nhìn lại thì có vẻ như chúng tôi chưa nhìn hết vấn đề, hoặc có thể là chưa đủ xa. Trong trường hợp của Zaru, theo tôi, doanh thu không phải là tham số nữa. Cũng như những sản phẩm ICT khác, Zaru nên tập trung vào các con số mà người ta hay thống kê khi nói đển các mạng xã hội hay truyền thông – đó là “người sử dụng” hay “lượt truy cập” trong thị trường cá nhân và số lượng hợp đồng hoặc đối tác trong thị trường doanh nghiệp. Sự khác biệt ở đây chính là ở chỗ, việc ước lượng như thế mang ít sai lệch hơn vì nó bỏ qua đc vấn đề “who is willing to pay” vốn rất là sensitive ở Việt Nam. Và cũng có thể cam đoan một điều là nhà đầu tư nhiền thấy ở đó một thứ gì đó tiềm năng hơn rất nhiều so với con số 1 vài tỉ/năm hay là sau 2 năm rưỡi sẽ break even.

Ngoài việc đó ra, Zaru còn một hạn chế là luôn nghĩ mình là tiên phong trong ý tưởng kinh doanh đó. Điều này thoạt nghe tưởng tốt nhưng hóa ra lại là một nhược điểm vì với một người có kinh nghiệm, người ta thừa hiểu về sự tương đối đó vì lĩnh vực của Zaru không phải là mới mẻ và nó có thể không hoàn toàn đúng. Nếu có doanh nghiệp khác đã hoặc đang làm tốt hơn thì Zaru đã tự đào hố chôn mình. Vậy, như Guy Kawasaki nói trong “The art of the start” thì tốt nhất là make up a competitor (nếu không có) và hãy là “người thứ hai nhanh nhạy”.

Cũng trong cuốn sách này, tôi đã đọc được một ví dụ khá giống với chúng tôi trong thời kỳ tính toán kinh phí và thị trường cho Zaru, cụ thể là như sau:

Giả sử bạn đang thực hiện đưa mạng internet vào Trung Quốc. Đây là ví dụ về dự toán từ trên xuống:

- Thị trường Trung Quốc có 1.3 tỉ dân.

- 1% trong đó có nhu cầu sử dụng internet.

- Doanh nghiệp có thể tiếp cận với 10% con số 1% đó.

- Mỗi người sử dụng 1 năm sẽ mang lại con số $240

- 1.3 tỉ x 1% x 10% x $240/năm = $312 triệu/năm. Và có thể doanh nghiệp sẽ thành công hơn vì con số còn hơi dè dặt.

Ví dụ trên rất giống với hồi chúng tôi làm dự toán tài chính để đi thi RMIT Business plan competition.

Tuy nhiên thì, với số vốn rất ít trên tay, thực sự Zaru nên dự toán từ dưới lên như sau:

- Mỗi nhân viên bán hàng thực hiện 10 cuộc gọi/ngày đến khách hàng tiềm năng.

- 240 ngày làm việc/ năm

- 5% cuộc gọi đem lại kết quả trong 6 tháng.

- Mỗi cuộc gọi đem lại $240.

- Doanh nghiệp có thể có 5 nhân viên bán hàng.

- 10 cuộc gọi/ngày x 240 ngày/năm x 5% x $240 x 5 nhân viên = $144.000 cho năm đầu tiên.

Có thể tính toán lại chi tiết, nhưng rõ ràng là cách dự toán từ dưới lên cho một kết quả chính xác hơn nhiều. Đây có lẽ là điều mà những cố vấn và người có kinh nghiệm đi trước muốn truyền đạt và mong đợi ở chúng tôi mà chúng tôi chưa nhận ra được. Zaru sẽ còn phải cố gắng học tập dài dài.

1 nhận xét:

  1. Tóm tắt bài của anh Quân:
    - Nhiệm vụ của một doanh nghiệp, giải thích tại sao doanh nghiệp lại tồn tại
    - Các bất cập ở VN
    - Cách nghĩ của anh ý: Nhưng đoạn này em không hiểu lắm. Có lẽ do cách viết của anh không triệt để.
    - Giải pháp:
    o Invest
    o Cách làm KH kinh doanh
    Nhận xét chung:
    Em cảm thấy rõ ràng đây là một bài viết rất tâm huyết. Nó là sự đúc kết trải nghiệm của cá nhân anh trong cả quá trình hoạt động cũng như là sau khi có sự nhìn nhận lại vấn đề.
    Điểm yếu của bài viết: Em nghĩ rằng nó hơi lan man và thiếu trọng tâm. Nó đi từ cả vấn đề vĩ mô của đất nước, đến cách tính toán tài chính cho dự án. Các vấn đề anh đặt ra thực sự nhiều nhưng chưa có lời giải hay phân tích triệt để. Hehe, tất nhiên điều này em nghĩ ai cũng thế.
    Như bài viết trước của em thì em chỉ nói về chuyện Vision mà em so sánh với Bức tranh thoai.
    Em thích hai phần sau:
    - Anh nói về sai lầm của em khi nghĩ mình là Market Leader: Cái này là rất chuẩn. Thật ra không bao giờ có một sản phẩm duy nhất để phục vụ thị trường. Có lẽ, cái em nói hay là chia sẻ với mọi người nên là: phấn đấu cho 1 giải pháp tốt nhất thị trường thì đúng hơn
    - Cách anh nói về chuyện dự toán tài chính: Hehe, có lẽ anh cần nói chi tiết hơn hoặc chia sẻ hẳn thành 1 bài riêng chẳng hạn.
    Tạm thời em comment thế, vì mama đang bắt em đi ngủ.
    Cảm ơn anh vì chia sẻ bài viết này.
    Cảnh.

    Trả lờiXóa